Các loài mối côn trùng gây hại về vật chất được biết đến như là một trong những loài côn trùng tuy không giống loài muỗi gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, nhưng con mối để lại những hậu quả về mặt vật chất, đặc biệt là những gia đình có các vật dụng làm từ gỗ.Sau đây hãy để Top10vietnam điểm qua cho bạn biết thêm về loài mối này nhé.
LOÀI MỐI CÔN TRÙNG GÂY HẠI
Người xưa có câu “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, để có những biện pháp phòng tránh mối hiệu quả hơn tất nhiên bạn cần biết rõ hơn về loài mỗi như thế nào. Chính vì thế mà mọi thông tin bạn cần biết đều được cung cấp qua bài dưới đây.
Con mối là con gì? Tìm hiểu về loài mối
Mối là loài côn trùng từ xa xưa, đã có mặt trên trái đất từ 200 triệu năm trước. Về cơ bản, con mối, con ong, con kiến đều là những loài côn trùng có lối sống thành quần thể có đặc tính xã hội hóa rất cao. Mối là sinh vật thuộc lớp côn trùng (Insecta) và nằm trong bộ cách bằng hay bộ mối (Isoptera). Bộ này có hơn 2.600 loài trên toàn thế giới và 50 loài tại Bắc Mỹ. Các loài mối tập trung sinh sống nhiều nhất tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Riêng ở Việt Nam thì mối chủ yếu là Mối gỗ khô (Kalotermitidae), Mối gỗ ẩm (Rhinotermitidae) và mối đất (Termopsidae). Dựa trên đặc tính gây hai mà người ta chia con mối thành ba nhóm chính: Mối rừng, Mối ngoài đồng và Mối hại côn trùng ( có mối đất và mối gỗ khô). Người ta thường bắt gặp mối nhiều nhất là trong các công trình xây dựng là loài mối gỗ ẩm.
Đặc tính hình thái của con mối
Do những chức năng khác nhau mà hình thái, vẻ ngoài của mối cũng khác nhau
Mối sinh sản (Mối cánh, mối vua, mối chúa)
Các loại mối này đều có phần đầu phát triển và được bảo vệ rất vững chắc. Có mắt đơn hoặc mắt kép, phần râu có hình chuỗi hạt, tùy theo loài mà số lượng râu dài ngắn khác nhau nhưng (9 – 30 đốt). Phần đầu là cơ quan cảm giác quan trọng của mối gồm khứu giác và vị giác
Phần ngực gồm 3 đốt và có 6 chân chia đều cho hai bên. Riêng với mối cánh (mối dự bị) thì sau mỗi đốt còn mang theo một đôi cánh và sẽ bị rụng sau khi giao phối.
Phần bụng sẽ có 10 đốt và từ đốt thứ 2 đến đốt thứ 8 sẽ có một cặp lỗ thở. Phần đốt bụng thứ 10 sẽ biến đổi và trở thành nắp sinh dục. Riêng mối chúa trưởng thành thì phần bụng phát triển rất to để đẻ trứng.
Mối vô sinh (Mối lính và mối thợ)
Phần đầu không phát trển như nhóm bên trên và thậm chí mắt kép và mắt đơn thường sẽ thoái hóa, chiều dài cơ thể trung bình khoảng từ 4mm đến 10mm. Bạn sẽ nhận ra mối thợ và mối non sẽ gần giống nhau về bề ngoài chỉ khác ở chỗ mối non thì toàn thân màu trắng sữa còn mối thợ sẽ có màu thẫm hơn về cặp hàm có màu nâu đen
Riêng mối lính, phần đầu và phần hàm đều rất phát triển để thực hiện các chức năng như xây tổ, bảo vệ,…
Cấu tạo cơ thể con mối
Hệ tiêu hóa gồm có:
- Phần ruột trước gồm lỗ miệng, thực quản, mề, diều.
- Phần ruột giữa gồm các ống Malpigi và ống ruột
- Phần ruột sau gồm các túi tiêu hóa phụ, trực tràng, ruột già và hậu môn
Hệ hô hấp
Như đã đề cập đến, phần bụng từ đốt thứ 2 đến đốt thứ 8 đều có các cặp lỗ thở, ngoài ra còn có 2 đôi ở phần đốt ngực thứ nhất và thứ 2. Con mối tổng cộng có 10 đôi lỗ thở.
Cơ quan cảm giác
Bao gồm mắt đơn, mắt kép và đặc biệt là cơ quan jhonton nằm trên các đốt trụ của râu mối, giúp nhận biết kẻ địch, đồng loại kiếm thức ăn,…. Cơ quan phát thanh của con mối cánh có sự rung động giữa các tấm lưng ngực và vẫy cánh để kêu gọi con đực giao phối.
Phần đầu của mối thợ và mối lính có sự co giật để báo động sự nguy hiểm sắp đến.
Cơ quan sinh sản
Với nhóm mối sinh sản thì cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái phát triển mạnh mẽ. Đối với mối đực thì hai khối tinh hoàn nằm dính ở phía dưới tấm lưng phần đốt cuối bụng. Đối với mối cái thì hai noãn sào sẽ nằm ở hai bên tấm lưng bụng và kéo dài đến đốt ngực. Nhóm mối vô sinh vẫn có các cơ quan sinh dục nhưng lại không phát triển nhiều.
Môi trường sinh sống của Loài Mối Côn Trùng Gây Hại
Mối có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới nhưng con mối vẫn tập trung chủ yếu ở những vùng có khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới và những vùng có ấm áp. Mối sinh sôi và phát triển nhiều ở các vùng đất ẩm thấp và dọc theo phía bờ biển. Một số loài mối ở phía Bắc Mỹ đã thích nghi với nhiệt độ lạnh hơn.
Riêng Châu Âu có 10 loài mối khác nhau, Bắc Mỹ có hơn 50 loài, và Châu Phi có khoảng 1.000 loài mối. Theo thống kê thì:
- Mối đất gây ra khoảng 75% – 80% các thiệt hại về kinh tế
- Mối gỗ khô gây 20% – 25% thiệt hại về kinh thế
- Mối gỗ ẩm gây 0% – 5% thiệt hại về kinh tế
Phân chia về xã hội con mối
Mối chúa (mối hậu)
Đặc điểm chính là đầu khá nhỏ nhưng bụng lại rất to và có thể dài từ 12cm – 15 cm. Mối chúa (mối hậu) có bộ phận sinh dục rất phát triển và có thể sống lên đến 10 năm. Thời gian đầu mối chúa đẻ rất ít trứng, nhưng sau khoảng 4 – 5 năm thì mối chúa có thể đẻ từ 8000 – 10000 trứng mỗi ngày.
Ờ Việt Nam, con mối chúa rất được người dân săn đón bởi lưu truyền các bài thuốc về trị đau xương khớp, tăng cường sinh lực cho phái mạnh, mối chúa được xem như một loại “thần dược”.
Mối thợ
Đây là nhóm chiếm số đông nhất trong tổ mối, thường chiếm từ 70% – 80% số lượng đàn mối. Cơ thể khá nhỏ nhưng các chi rất phát triển, chúng đảm nhiệm mọi công việc từ xây tổ, làm đường, hút nước, cho đến chuyển trứng, nuôi dưỡng mối non,…
Những con mối thợ sẽ dùng đồ ăn và bùn đất để xây tổ sau khi được gia công kỹ lưỡng. Tổ mối được chia làm tổ mối chính và tổ mối phụ – là nơi chủ yếu để đàn mối sinh hoạt.
Mối lính
Mối lính được phân hóa ra từ mối thợ, chiếm một số lượng không nhiều (khoảng 10% số lượng đàn mối), nhiệm vụ chủ yếu của chúng là canh gác và tấn công. Cặp hàm trên của mối lính chính là vũ khí của chúng, một số con mối còn có khả năng tiết dịch nhũ trắng để gây mê đối thủ. Vì cặp hàm chuyên làm vũ khí nên đã mất khả năng lấy mồi vì thế đôi khi cần mối thợ bón cho mối lính ăn.
Mối cánh Loài Mối Côn Trùng Gây Hại
Được hình thành qua nhiều lần lột xác của mối non. Đặc điểm nhận dạng chính là có cặp cánh rất dài, sau khi trưởng thành chúng sẽ bay ra ngoài tìm con mối cái và giao phối, từ đó hình thành tổ mối mới.
Vòng đời của con mối
- Giai đoạn 1: Bắt đầu khi cặp mối đầu tiên xây tổ và bắt đầu đẻ trứng
- Giai đoạn 2: Sau một khoản thời gian, trứng mối sẽ thành ấu trùng mối
- Giai đoạn 3: Sau nhiều lần lột xác, ấu trùng sẽ nở ra nhộng con
- Giai đoạn 4: Dưới sự chăm sóc của mối thợ, nhộng con sẽ lớn lên từ từ và phát triển thành mối trưởng thành
- Giai đoạn 5: Lúc mối trưởng thành sẽ phát triền thành một trong 3 loại, mối chúa, mối lính và mối thợ
Những loài mối phổ biến ở Việt Nam bạn thường gặp
Loài Mối Côn Trùng Gây Hại Mối gỗ khô
Bởi vì chúng chỉ ăn gỗ khô và các chất cellulose khô như quần áo, giấy,… nên được đặt tên là con mối gỗ khô.
Tác hại
Chúng tấn công tất cả các loại gỗ mềm, những loại gỗ đã sử dụng lâu năm như gỗ lim hay gỗ xoan sẽ là mục tiêu của những con mối này. Ở các khu vực nông thôn, chúng phá hoại những công trình làm bằng gỗ tạp và hầu như ngôi nhà nào cũng có “dấu răng” của mối gỗ khô.
Rất khó để nhận ra bởi chúng ăn “âm thầm” bên trong thớ gỗ và luôn để lại lớp gỗ mỏng để ngụy trang. Khi chúng bỏ đi cũng chính là lúc thớ gỗ đó chỉ còn cái vỏ ngoài. Chúng có thể phá hoại hơn 70 loại gỗ ở Việt Nam từ những lại gỗ thông dụng nhất cho đến các loại quý hiếm nhất.
Phân loại và đặc điểm hình dáng
Tùy thuộc vào độ tuổi mà mối thợ và mối lính sẽ có kích thước khác nhau:
- Mối lính có hàm ngắn, đầu nâu đỏ đến nâu đen, trán có gờ nhô cao
- Mối thợ có đầu màu trắng trong, bụng khá dài
Vẻ ngoài khá giống mọt nên rất dễ bị nhầm lẫn.
Sinh sản
Ở Miền Bắc thì mối cánh tìm bạn đời từ tháng 4 đến tháng 9, thời gian bay của chúng thường là vào lúc 5 giờ chiều. Sau khi giao phối thì sau đó khoảng 10 ngày là mối cái bắt đầu đẻ trứng, ban đầu đẻ khá ít, chỉ từ 5 – 20 trứng thôi.
Mỗi đàn mối chỉ có khoảng vài trăm con mối, nhưng trong một thớ gỗ lại có rất nhiều tổ nên tác hại của chúng cũng tương đối lớn.
Nơi phân bố chủ yếu
Hầu hết tất cả các tỉnh tại Việt Nam đều có sự xuất hiện của mối gỗ khô.
Cách nhận biết tổ mối
Tổ mối được xây trực tiếp bên trong các vật liệu gỗ, chúng vừa ăn vừa làm tổ ở trong đấy. Tổ mối có nhiều khe hẹp rỗng với kích thước và hình dáng không cố định. Khoang lớn có thể dài 16 – 18cm và rộng khoảng 4 – 5 cm.
Tổ mối sẽ có một số các lỗ nhỏ để những con mối gỗ khô thải phân. Phân của chúng có dạng các hạt các nhỏ, khô cứng. Đây chính là đặc điểm để bạn nhận dạng xem có sự xuất hiện của chúng trong các công trình, hay nhà ở của bạn hay không.
Mối cấy nấm tổ chìm
Loài này khá đặc biệt vì chúng nuôi cấy nấm để phân hủy cellulose trong giấy, quần áo, gỗ,… thành đường rồi mới ăn nên mới được gọi là mối cấy nấm
Tác hại
Thức ăn chủ yếu của chính là vỏ cây và gỗ mục, chúng chỉ tấn công bề mặt của gỗ và đối với các loại vật dụng gỗ đã sử dụng lâu ngày và không cứng đều sẽ là “nạn nhân” để làm thức ăn của những con mối này.
Phân loại và đặc điểm hình dáng
- Mối thợ có hai dạng khác nhau bao gồm một loại có kích thước lớn hơn mối lính và một loại khác thì có kích thước nhỏ hơn mối lính. Mối thợ lớn có đầu ngắn, màu vàng đỏ và bụng của mối cấy nấm sẽ có vết đen do thức ăn nằm bên trong. Mối thợ nhỏ có đầu nhạt hơn và có kích thích nhỏ, bụng ngắn hơn nhiều so với những con mối thợ lớn.
- Mối lính có hàm cong nhìn thấy rất rõ, đầu vàng đỏ và sẽ tiết chất dịch màu nâu ở miệng khi bị kích động.
Sinh sản
Không có thời gian cố định, bất kỳ thời điểm nào chúng đều có thể bay giao phối phân đàn nhưng thời gian chúng bay chủ yếu là những lúc trời mới mưa xong hoặc đang mưa nhỏ. Những con mối này thường chọn những nơi đất mềm xốp để làm tổ, thường nằm rìa mặt đê.
Sau một tuần thì con mối cái sẽ để lứa đầu từ 14 – 16 trứng.
Nơi phân bố chủ yếu
Bạn sẽ bắt gặp loài này chủ yếu ở các hồ, đập chứa nước trên cao như Tây Nguyên, Đa Nhim,…
Cách nhận biết tổ mối
Tổ mối của loài này nằm dưới lòng đất, trước khi bay phân đàn thì mối cấy nấm thường sẽ đắp các “nắp phòng đợi bay” có dạng hình tháp hoặc hình trụ lộ rõ trên mặt đất cao nhất là 9 cm với đường kính 12 cm.
Bạn sẽ thường bắt gặp các nắp này trên mặt đất từ tháng 2 cho đến tháng 4, 5. Đây chính là thời điểm dễ phát hiện tổ của những con mối cấy nấm này nhất.
Mối gỗ ẩm
Tác hại
Mối gỗ khô sẽ ăn các loại gỗ và đồ dùng vật dụng có khác như giấy. Chúng thường sẽ phá hại những kết cấu bên trong nội thất gỗ hoặc các thớ gỗ trong công trình xây dựng. Đối với các loại gỗ cứng thì sẽ rất khó để những con mối này ăn rỗng bên trong nhưng nếu những đầu gỗ này bị ẩm hoặc bị mục thì chúng sẽ ăn sạch trong thời gian rất ngắn.
Phần loại và đặc điểm hình dạng
- Mối lính có lưng bụng màu trắng sữa và hơi vàng vàng, đầu màu vàng đỏ và có hàm dài đặc trưng, sẽ tiết dịch màu sữa đục khi gặp kẻ thù hoặc kích động
- Mối thợ có đầu màu trắng trong và lưng bụng có vết đỏ hoặc đen do màu thức ăn trong bụng
Sinh sản Loài Mối Côn Trùng Gây Hại
Thời gian mối cánh bay giao phối phân đàn thường là từ 17h30 – 18h trong ngày, đôi khi bạn có thể bắt gặp chúng bay vào lúc 21h đêm thậm chí 11h sáng trong ngày. Mối một lần phân đàn như vậy chúng có thể tạo ra hàng ngàn con mối chỉ trong vòng 1 năm.
Thời gian chúng phân đàn từ tháng 4 đến tháng 7, sau 2 – 3 ngày chúng đã để trứng. Nơi thường được chúng lựa chọn để làm tổ thường là những khe rỗng có sẵn như vết nứt tường nhà, nền,…
Phân bố chủ yếu
Chúng có mặt khắp mọi nơi và thường xuất hiện ở các vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Cách nhận biết tổ mới
Tổ mối là một khối xốp có màu nâu đen hoặc xám tro. Thành phần chủ yếu là bột gỗ, cát trộn với nước bọt của mối. Đây chính là dấu hiệu dễ nhận biết nhất.
Loài Mối Côn Trùng Gây Hại Mối đất
Tác hại
Những con mối này sẽ làm giảm khả năng chịu lực, kết cấu cũng như những hoa văn trên bề mặt các vật liệu gỗ. Chúng phá hại đập và làm sụt lún nền các công trình xây dựng, các loại cây trồng.
Phân loại và đặc điểm hình dáng
Cả mối lính và mối thợ đều có hai hình dạng khác nhau:
- Mối lính lớn có đầu to và dài, thân màu vàng đỏ nổi trội với cặp càng đen lớn, bụng có màu phớt nâu. Mối lính nhỏ có đầu màu vàng nhạt hơn mối linh to, bụng có màu nâu nhẹ
- Mối thợ lớn có đầu ngắn vàng nâu và nhỏ hơn mối lính lớn. Lưng và bụng của những con mối thợ này đều có vết đen do có thức ăn ở bên trong. Mối thợ nhỏ gần giống với mối thợ lớn nhưng có kích thước nhỏ hơn.
Phân bố chủ yếu
Bạn sẽ bắt gặp những con mối này chủ yếu ở Quảng Nam, Đà Nẵng cho đến cực Nam của Việt Nam. Chúng làm tổ ở bất kỳ đâu, trừ đất cát, các loại đất mặn phía ven biển và đất phèn chua mặn. Loại này còn xuất hiện ở nhiều quốc gia Châu Á như Lào, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Malaysia,…
Cách nhận biết tổ mối
Tổ mối có khi nằm sau trong đất rất khó phát hiện, có khi nổi lên trên mặt đất có dạng ụ đất cứng lại dễ phát hiện hơn, hoặc đôi khi chúng nửa nổi lên mặt đất, nửa chìm bên dưới. Các ụ đất này thường sẽ xuất hiện trên mặt đất khi những con mối này bay giao phối vào tháng 2 đến tháng 6 những sẽ tùy vào khí hậu, thời tiết mà đôi khi có thể xuất hiện sớm hơn và chậm hơi.
Nguyên nhân vì sao nhà bạn lại có mối
Đầu tiên chính là do nhà bạn sử dụng quá nhiều thiết bị, nội thất bằng gỗ. Với tình trạng chặt cây phá rừng để mở rộng đất đai thì tất nhiên nguồn thức ăn của loài mối cũng hạn chế đi, từ đó mà chúng tìm đến những ngôi nhà có đồ gỗ để sinh sống
Thứ hai chính là việc trong quá trình xây móng nhà, các công nhân chưa xử lý tốt dễn đến nguy cơ mối xâm nhập bên dưới. Hơn nữa những con mối thường sẽ làm tổ dưới đất dẫn đến việc sụp lở một cách bất ngờ.
Cuối cùng chính là do các hoạt động vận chuyển trong lúc xây dựng hoặc chuyển nhà đã vô tình kéo theo trứng mối, mối đến làm tổ.